So sánh Ăn dặm kiểu Nhật và Ăn dặm kiểu truyền thống

6 tháng trước - Admin
So sánh Ăn dặm kiểu Nhật và Ăn dặm kiểu truyền thống

Ăn dặm là quá trình trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn thô, là bước chuyển từ giai đoạn chỉ uống sữa sang giai đoạn nhai và nuốt thức ăn. Ăn dặm kiểu Nhật được biết đến là phương pháp ăn dặm mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé và được các mẹ lựa chọn rất nhiều trong các cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm nuôi con.

Mặc dù được lựa chọn nhiều, nhưng giữa muôn vàn thông tin trên internet, hay những tài liệu, video chia sẻ từ các hot mom. Ắt hẳn sẽ khiến những gia đình mới làm có bé lần đầu cảm thấy bị choáng ngợp bởi lượng thông tin quá lớn và kết quả là không biết nên bắt đầu như thế nào thì bé sẽ hợp tác nhất.

 

1. Bảng so sánh giữa Ăn dặm kiểu Nhật và Ăn dặm truyền thống

Ăn dặm kiểu NhậtĂn dặm truyền thống
CHẾ ĐỘ ĂN
Ở giai đoạn đầu, mỗi ngày bé được cho ăn 5 bữa, gồm 4 bữa sữa và 1 bữa mặn, mỗi bữa cách nhau 4 tiếng.

Sang giai đoạn sau, mỗi ngày bé ăn 2-3 bữa mặn cùng thời gian với người lớn và 2 bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính.
Mỗi ngày bé ăn từ 7 đến 9 bữa bao gồm cả sữa và bột, cháo trong suốt giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi.
Như vậy, nếu chia đều khoảng cách giữa các bữa thì mỗi bữa cách nhau chưa đến 2 tiếng.

Khoảng thời gian ngắn này chưa đủ để bé tiêu hóa hết thức ăn, dễ dẫn đến tình trạng chán ăn.
CÁCH CHẾ BIẾN
Nước hầm rau củ chứa rất nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé, nên được các mẹ Nhật thường xuyên sử dụng để chế biến đồ ăn dặm cho con

Khẩu phần ăn dặm của trẻ em Nhật Bản rất giàu DHA. Do lợi thế có nguồn cá hồi dồi dào nên các mẹ Nhật thường sử dụng loại thực phẩm này để chế biến đồ ăn dặm cho con.
Trong khi đó, các mẹ Việt xưa lại rất chuộng thịt lợn, thịt bò, tôm, cua… và lại hay sử dụng nước xương hầm vì nghĩ rằng có chứa nhiều canxi và đạm tuy nhiên hai dưỡng chất này rất khó hòa tan trong nước nên vẫn ở lại trong phần xương và thịt.

TĂNG THÔ & MÙI VỊThời điểm bắt đầu ăn dặm, các mẹ Nhật luôn nấu từng món riêng biệt để giúp bé cảm nhận rõ mùi vị của từng loại thức ăn khác nhau…

Đến tháng thứ 7 bé bắt đầu có phản xạ nhai nên thức ăn của bé không cần nghiền quá nhuyễn.

Sang tháng thứ 9, thức ăn của bé được cắt to khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2-3 cm, nấu mềm sao cho bé có thể nhai được bằng lợi.

Bước sang tháng thứ 12, các mẹ có thể cho bé ăn cơm nát rồi chuyển dần đến cơm. Phương pháp này sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nhai và nuốt thức ăn.
Các mẹ Việt xưa sẽ nấu cháo bao gồm bột, rau, thịt… cho bé ăn suốt cả bữa. Đồ ăn như vậy sẽ khiến bé cảm thấy ngấy.

Bé được cho ăn bột và cháo xay nhuyễn cùng các loại thực phẩm khác cho đến 2 tuổi.

Như vậy, vô tình các mẹ đã làm mất phản xạ nhai của bé vào lúc bé được 7 tháng tuổi.
CÁCH CHO BÉ ĂN
Khi bé không hứng thú với 1 loại đồ ăn các mẹ cũng sẽ không ép bé phải ăn bằng được.

Dù bẩn và tung tóe nhưng bố mẹ Nhật bắt đầu cho con tự sử dụng muỗng xúc thức ăn từ rất sớm, điều này khuyến khích tính tự lập ở trẻ.

Khi bé biết ngồi, bố mẹ Nhật thường cho bé ngồi ăn chung với cả gia đình
Mẹ Việt vẫn hay có thói quen ép con ăn thật nhiều một loại đồ ăn vì nghĩ rằng nó có lợi cho sự phát triển của bé

Trong giai đoạn ăn dặm, bố mẹ Việt không yên tâm để con tự xúc ăn nên vừa bón vừa dỗ trẻ bằng các món đồ chơi hay cho bé xem tivi…
Bảng so sánh sơ lược

Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa ăn dặm kiểu Nhật và kiểu truyền thống là thời gian tập cho bé ăn thô. Trẻ ăn dặm theo phương pháp Nhật Bản sẽ được làm quen với thức ăn thô sớm hơn so với trẻ ăn theo phương pháp truyền thống.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật rất tốt nhưng còn phải tùy xem nhu cầu, sự hợp tác của bé. Nếu trẻ không thích ăn thô, không thể cứ ép con theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bởi trẻ có thể bị bỏ đói dài dẫn tới suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này, các mẹ có thể thực hiện xen kẽ 2 phương pháp trên

2. Tại sao mẹ nên mua trọn bộ dụng cụ chế biến ăn dặm

Trọn bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật Richell

– Với từng giai đoạn phát triển, bé sẽ có thực đơn ăn khác nhau phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, sự phát triển và sức khỏe của hệ tiêu hóa, răng và hàm của bé nên việc chế biến thức ăn dặm cho bé bằng dụng cụ chuyên biệt sẽ giúp mẹ có thể chuẩn bị cho bé thức ăn dặm với độ mềm phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé, giúp bé dễ ăn, dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.

– Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật dành riêng cho bé sẽ đảm bảo vệ sinh và an toàn hơn so với việc dùng chung với gia đình, vì trong giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng) hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất non nớt và dễ tổn thương.

– Thức ăn dặm chuẩn cho bé từ 6 tháng thường ở dạng lỏng không lấn cấn cặn, được xay hoặc ray thật nhuyễn mịn để bé dễ nuốt và tiêu hóa. Nếu mẹ không có bộ dụng cụ chuyên chế biến thức ăn dặm thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật giúp mẹ chế biến thức ăn một cách tiện lợi và thuận tiện hơn nhờ các dụng cụ chuyên biệt và dành riêng để mẹ có thể sơ chế nguyên vật liệu cho bé một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức, nhờ đó mẹ có nhiều thời gian hơn cho bản thân hay những công việc khác.

– Chỉ cần 1 bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật với 8 dụng cụ và 6 tính năng chế biến hỗ trợ mẹ tối đa trên hành trình cho bé ăn dặm từ bữa ăn dặm đầu tiên khi bé khoảng 5-6 tháng cho tới khi bé đã ăn thành thạo khoảng 2-3 tuổi, nên rất thuận tiện và tiết kiệm.

– Tất cả các bộ phận của bộ chế biến có thể xếp chồng thành 1 rất gọn gàng kèm nắp đậy vừa tiết kiệm không gian cất giữ trong khu bếp của mẹ vừa đảm bảo vệ sinh an toàn cho thức ăn dặm của bé.

2. Thông tin sản phẩm

Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật gồm 8 món sau:

1. Chày nghiền: dùng để nghiền nhỏ và nhuyễn thức ăn cho bé, được làm từ chất liệu gỗ cao cấp, có khả năng chống mốc, chống ẩm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.

Chày nghiền: làm từ gỗ cao cấp, chống mốc, chống ẩm dùng để nghiền thức ăn cho bé

2. Chén có đáy sần: chén với thiết kế bề mặt lòng trong sần sùi thay vì nhẵn bóng, láng mịn nhằm giúp quá trình nghiền thức ăn bằng chày diễn ra nhanh chóng hơn, thức ăn cũng nhuyễn và mịn hơn.

Chén có đáy sần: bề mặt lòng trong sần sùi giúp nghiền nát thức ăn nhanh chóng.

3. Lưới rây: làm từ nhựa PP và inox chống rỉ cao cấp, dùng để rây các loại thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, khoai tây,… trở nên nhuyễn, mịn dễ ăn, dễ nuốt và tiêu hóa hơn cho bé.

Lưới rây: làm từ nhựa PP và inox chống rỉ cao cấp.

4. Bàn mài: dùng để mài nhuyễn các loại rau củ, trái cây, vv… như củ cải, cà rốt, khoai tây, táo,….

Bàn mài: để mài nhuyễn rau củ và trái cây như cà rốt, khoai tây, táo,..

5. Đồ vắt cam: dùng để vắt nước cam, chanh một cách dễ dàng, nhanh chóng, tối ưu lượng nước cốt cam, chanh vắt được và tránh lẫn tinh dầu vỏ cam và chanh hiệu quả hơn phương pháp vắt trực tiếp bằng tay.

Đồ vắt cam: vắt cam, chanh cho bé một cách nhanh chóng, dễ dàng.

6. Dụng cụ cắt & dằm thức ăn sợi: có thể dùng để dầm nát thức ăn, hoặc cắt nhuyễn các loại thức ăn mềm đã chín dạng sợi như bún, phở, spagetti, mì,..vv… rất tiện lợi.

Dụng cụ cắt và dằm thức ăn: vừa có thể cắt vừa có thể dằm thức ăn cho bé rất tiện lợi

7. Muỗng: mẹ vừa có thể dùng muỗng để chế biến thức ăn dặm cho bé, vừa có thể dùng làm dụng cụ cho bé ăn dặm, công dụng 2 trong 1 rất tiện lợi.

Muỗng ăn dặm trong Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật

8. Nắp đậy: tất cả các bộ phận của bộ chế biến có thể xếp chồng thành 1 rất gọn gàng kèm nắp đậy giữ vệ sinh.

Nắp đậy đi kèm bảo đảm an toàn vệ sinh cho thức ăn của bé

Có rất nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau và tất nhiên, tương ứng với chúng là những ưu nhược điểm riêng. Chính vì vậy, ba mẹ nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng từng phương pháp có phù hợp với con hay không để có thể áp dụng thành công phương pháp ăn dặm phù hợp nhất cho bé.

Đồ dùng em bé
Chăm sóc thú cưng
Richell Youtube
Richell Tiktok